Đảng Dân Chủ Hoa Kỳ



Tocqueville viết về đảng Dân chủ Mỹ và dự đoán nếu đảng Dân chủ cầm quyền lâu dài ở Hoa Kỳ thì nó sẽ trở thành cái gì ? Một chính phủ ngầm do giai cấp tài phiệt thao túng. ” Nhưng dưới vẻ ngoài thống nhất ấy (đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ) ẩn giấu một điều chia rẽ sâu xa và một sự đối lập có thật.Đó là điều đã xảy đến với nước Mĩ: khi đảng Dân chủ thắng thế, nó chiếm lấy toàn bộ công việc điều hành đất nước. Từ đó nó không ngừng nhào nặn tập tục và luật pháp tuỳ theo những ước vọng của nó.

Ngày nay, ta có thể nói là ở Hoa Kì các giai tầng giàu sang của xã hội hầu hết đều nằm ngoài các công việc chính trường, và sự giàu sang ở đó còn xa mới là một thứ quyền, thì lại thành một nguyên cớ có thật cho sự thất sủng và thành một trở ngại trên con đường đi tranh lấy chính quyền.Thế là những người giàu thà từ bỏ đấu trường còn hơn là tham gia vào cuộc đấu tranh thường không ngang sức chống lại các công dân nghèo khó nhất trong đám đồng bào.Không còn có thể có một vai vế giữa mọi người tương tự như vai vế trong cuộc sống riêng tư, họ rời bỏ hoạt động công cộng để tập trung về gia đình.

Ngay giữa lòng đất nước, họ hợp thành một xã hội riêng biệt có thị hiếu và thú vui riêng. Người giàu thuận mình theo trạng thái đó như chịu một căn bệnh nan y. Anh ta cẩn thận giữ gìn không tỏ ra là bị nó làmtổn thương. Có khi giữa công chúng còn nghe thấy anh ta huênh hoang về những điều dịu ngọt của chính quyền cộng hoà và những ưu thế của các hình thức dân trị. Bởi vì sau sự kiện khinh ghét kẻ thù, còn có gì tự nhiên hơn với con người là sự nịnh bợ kẻ thù?Bạn có thấy người công dân béo tốt đó chưa nhỉ? Sao mà giống hệt cái anh Do Thái thời Trung cổ lúc nào cũng lo sợ người xung quanh nghi ngờ mình lắm của. Ăn mặc xuềnh xoàng, đi đứng khiêm nhường. Giữa bốn bức tường nơi anh ta ăn ở, đó là sự xa hoa. Anh ta chỉ cho lọt vào thánh đường đó một vài vị khách kén chọn được anh gọi một cách láo xược là những người bằng vai phải lứa.

Ta không hề bắt gặp ở châu Âu một anh quý tộc nào lại lao vào khoái lạc như anh này, lại như anh này khao khát từng ưu thế nhỏ nhờ sự bảo lãnh của một vị trí đặc quyền. Nhưng một khi anh ta ra khỏi nhà đi làm việc trong một ngôi nhà nhỏ bụi bậm của mình ở trung tâm hoạt động của thành phố, nơi đây ai ai cũng tự do đến bên trò chuyện cùng anh ta. Ngang đường, ông thợ giày quen vừa đi qua, và đôi bên dừng lại: cả hai cùng thi nhau nói. Họ có thể nói những chuyện gì? Hai công dân đó đều quan tâm đến mọi công việc của nhà nước, và họ chẳng khi nào chia tay mà lại không bắt tay từ biệt nhau. Ẩn sâu bên dưới cái nhiệt tình theo quy ước đó, và giữa những cung cách quá lễ độ như đi đưa đám ấy, ta dễ dàng nhận thấy những người giàu vẫn tỏ ra kinh tởm các thiết chế dân chủ của nước họ.

Nhân dân là một quyền lực bị họ quan ngại và bị họ khinh bỉ. Nếu có một chính quyền dân trị tồi tệ khiến cho một ngày nào đó xảy đến một cuộc khủng hoảng chính trị; nếu nền quân chủ chuyên chế có khi nào đó xuất hiện được ở Hoa Kì thành một điều khả thi, hẳn là bạn đọc sẽ thấy có một chân lí”

Trích : Nền dân trị Mỹ – Tocqueville – Ngô Nhật Đăng

Bạn là người đầu tiên bình luận

Bình Luận

Thông tin Email của bạn sẽ được giữ bí mật.


*