MANILA, Philippines (AP) – Quân đội Philippines vừa ra lệnh thêm nhiều tàu hải quân được triển khai cho việc “tuần tra chủ quyền” ở Biển Hoa Nam (Đông Hải VN), nơi một đội tàu của Trung Cộng vừa vây quanh một bãi đá ngầm đang tranh chấp và bất kể yêu cầu rời khỏi khu vực của Manila.
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana vừa yêu cầu khoảng 200 tàu Trung Cộng mà ông mô tả là tàu thuyền dân quân ngay lập tức rời khỏi Rạn san hô Whitsun Reef, một vùng san hô cạn khoảng 175 hải lý (324 kilo mét) phía tây thị trấn Bataraza ở tỉnh Palawan, miền Tây Philippines.
Trung Cộng bất kể lời kêu gọi, khăng khăng họ làm chủ lãnh thổ ngoài khơi và các tàu đang trú ẩn vì biển động (có sóng to). Vị trưởng quân đội Tướng Cirilito Sobejana đã ra lệnh triển khai thêm các tàu hải quân để tăng cường “các cuộc tuần tra chủ quyền về hàng hải của nước trong vùng biển có tranh chấp, quân đội cho biết hôm thứ Năm.
Họ không nói các tàu hải quân Philippines sẽ vận hành gần các tàu Trung Cộng như thế nào, vốn sự hiện diện của chúng mà Lorenzana vừa gọi là sự xâm nhập” và “hành động khiêu khích về quân sự hóa khu vực.”“Bằng cách gia tăng sự hiện diện của hải quân trong khu vực, chúng tôi tìm cách trấn an người dân về sự cam kết không lay chuyển và mạnh mẽ của Quân lục Philippines để bảo vệ và tự vệ họ từ việc quấy rối và bảo đảm họ có thể hưởng các quyền của họ khắp vùng ngư trường,” phát ngôn viên quân sự Thiếu Tướng Edgard Arevalo cho biết trong một tuyên bố.
Hoa Kỳ cho biết hôm thứ Ba họ đang ủng hộ Philippines trong sự tranh cãi mới với Bắc Kinh và cáo buộc Trung Cộng sử dụng “lực lượng dân quân hàng hải (biển) để thị uy, khiêu khích và đe dọa các quốc gia khác, vốn làm suy yếu hòa bình và an ninh trong khu vực.
“Philippines vừa đệ đơn phản đối ngoại giao nhưng Trung Cộng khẳng định họ sở hữu bãi đá ngầm mà họ gọi là Niué Jiao, và cho biết các tàu Trung Cộng đã tập trung ở khu vực này để tránh vùng biển động. Tuy nhiên, Hoa Kỳ cho biết “các tàu thuyền của Trung Cộng vừa đang neo đậu ở khu vực nầy trong nhiều tháng với số lượng gia tăng từ lâu nay, bất kể thời tiết.”Bắc Kinh phủ nhận các tàu là lực lượng dân quân hàng hải (biển). “Bất kỳ suy đoán như vậy không giúp ích được gì ngoài việc gây ra những phẫn uất không cần thiết,” Tòa đại sứ Trung Cộng cho biết hôm thứ HaiChính phủ Philippines cho biết dãy đá (cát hoặc san hô) ngầm này nằm gọn trong vùng đặc quyền kinh tế được quốc tế công nhận qua nó họ “hưởng đặc quyền khai thác hoặc bảo tồn bất kỳ tài nguyên nào.”Các quan chức quân sự Philippines đã thảo luận về sự bế tắc với Quân đội Trung Cộng (Chinese People’s Liberation Army) hôm thứ Tư và truyền đạt yêu cầu của Lorenzana về các tàu Trung Cộng rời dãy đá (cát hoặc san hô) ngầm, mà Manila gọi là Julian Felipe, Arevalo nói.
Tổng thống Rodrigo Duterte quả quyết lập trường của Manila trong cuộc họp với Đại sứ Trung Cộng Huang Xilian, người phát ngôn viên của Tổng thống là Harry Roque cho biết, nhưng không có giải pháp nào được tường trình.Greg Poling thuộc Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á (Asia Maritime Transparency Initiative), một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Hoa Kỳ theo dõi chặt chẽ các cuộc xung đột lãnh thổ, cho biết gần đây đã có thêm nhiều tàu đánh cá và dân quân Trung Cộng thường xuyên lui tới Bãi đá ngầm Whitsun Reef ở phía rìa đông bắc của Union Banks, một đảo san hô nơi mà Trung Cộng duy trì hai căn cứ. Việt Nam, là quốc gia cũng tuyên bố chủ quyền khu vực, có bốn căn cứ.
“Việc triển khai tại Whitsun Reef không phải là mới, nhưng các con số đang tăng lên,” Poling nói với Hiệp hội Báo chí (Associated Press).Trung Cộng, Philippines, Việt Nam, Malaysia, Đài Loan và Brunei vừa bị bế tắc trong tình trạng tranh chấp lãnh thổ căng thẳng về Biển Hoa Nam (Đông Hải VN) bận rộn và giàu tài nguyên trong nhiều thập kỷ.
Bình Luận