Tàu tìm kiếm và cứu hộ Trung Quốc đến Đá Chữ Thập



RFA vừa được biết một tàu cứu hộ của Trung Quốc vừa bắt đầu hoạt động tại Đá Chữ Thập và quanh đó. Đây là một trong những khu vực có tranh chấp giữa Trung Quốc, Đài Loan, Philippines và Việt Nam ở Biển Đông.

Theo Văn Phòng Tình Báo Hải Quân Hoa Kỳ, tàu Nam Hải Cứu  115 trực thuộc Bộ Giao Thông Vận Tải Trung Quốc, hoạt động với trách nhiệm cứu hộ và trục vớt trên biển.

Tàu cứu hộ nầy xuất phát từ thành phố Tam Á thuộc tỉnh Hải Nam, Trung Quốc vào ngày 10 tháng 1 và đến Đá Chữ Thập vào ngày 18/2. Từ đó đến nay, theo phần mềm theo dõi tàu bè mà RFA sử dụng thì tàu cứu hộ nầy đã tuần tra quanh Đá Chữ Thập.

Hiện vẫn chưa rõ lý do vì sao Trung Quốc đưa tàu Nam Hải Cứu 115 đến Đá Chữ Thập. Từ tháng 7, 2018, căn cứ của tàu này được đặt  tại trung tâm cứu hộ hàng hải Đá Subi. Đây cũng là một thực thể tranh chấp khác mà Trung Quốc đã xây dựng nên đảo nhân tạo. Đá Chữ Thập cách Đá Subi 110 hãi lý về hướng Tây Nam..

Theo tường trình của RFA vào tuần qua, Đá Chữ Thập được  xây dựng thành trung tâm hậu cần cho tàu bè Trung Quốc qua lại trong các cuộc hải hành, và gần với địa điểm đang có đối đầu giữa tàu hải cảnh Trung Quốc và đội khai thác dầu khí của Malaysia. Theo Tân Hoa Xã, Bộ trưởng Tài nguyên của Trung Quốc vào ngày 21 tháng 1 phát biểu rằng Trung Quốc cũng cải tiến các cơ sở giám sát sinh thái trên Đá Chữ Thập, ngoài chức năng là trung tâm cứu hộ.

Các hình chụp từ vệ tinh vào ngày 23/02 được RFA phân tích cho thấy chiếc tàu neo tại bến cảng ở Đá Chữ Thập trông rất giống tàu Nam Hải Cứu 115. Phần mềm theo dõi tàu biển cho thấy chiếc tàu nằm trong khu vực Đá Chữ Thập vào ngày hôm đó. Tàu nầy được nhận thấy dễ dàng với bãi đáp cho trực thăng trên tàu màu xanh lá. Lần cuối nó bị phát hiện ở Đá Chữ Thập là vào ngày 28/02 và từ ngày đó đến nay không ghi nhận được vị trí mới nào của tàu.

Những tàu cứu hộ trong biên chế của Trung Quốc được sử dụng để hỗ trợ cho cả tàu dân sự lẫn tàu quân sự. Hai tàu khác cùng chức năng như tàu Nam Hải Cứu  115 là tàu Nam Hải Cứu 116 và Nam Hải Cứu  117. Tàu Nam Hải Cứu 117 vẫn nằm tại cảng Tam Á  trong khi tàu Nam Hải Cứu 116 rời Tam Á vào ngày 2/02 nhưng vẫn chưa biết đi đâu.

Một video mà Tân Hoa Xã công bố vào ngày 23/02 công khai cho thấy thủy thủ đoàn của tàu Nam Hải Cứu 115 khi đang thực hiện nhiệm vụ của họ. Các bài hát yêu nước vang lên trong khi thủy thủ đoàn hô to những lời khích lệ cho người dân Vũ Hán cũng như các tỉnh thành ở khắp Trung Quốc giữa khi dịch coronavirus đang bùng phát. Mọi thành viên thủy thủ đoàn đều mang khẩu trang màu xanh dương.

Các dịch vụ cứu hộ hàng hải cũng như tàu bè Trung Quốc được tryền thông nhà nước đặc biệt lưu ý, có lẽ do họ muốn củng cố việc tuyên bố chính thức rằng Trung Quốc chỉ có thiện ý trong việc xây dựng các đảo nhân tạo và cơ sở hạ tầng khác ở Biển Đông. Trong khi đó các nước láng giềng chất vấn tuyên bố mở rộng của Trung Quốc.

Hình ảnh tàu Nam Hải Cứu 115 diễn tập ở biển Đông đăng trên trang facebook của Nhật báo Nhân Dân ngày 11/07/2017
Hình ảnh tàu Nam Hải Cứu 115 diễn tập ở biển Đông đăng trên trang facebook của Nhật báo Nhân Dân ngày 11/07/2017 People’s Daily

Theo South China Morning Post và Tân Hoa Xã thì Trung Quốc thành lập Trung tâm Cứu hộ Hàng hải Nam Sa ở Đá Chữ Thập vào tháng 1/2019. Trung tâm cứu hộ mới là một bộ phận của Cục Cứu hộ Hoa Nam trực thuộc Bộ Giao Thông Vận tải.

Cơ quan Dịch vụ cứu hộ Trung Quốc(CRS) hoàn toàn khác biệt với Hải Cảnh Trung Quốc. CRS chỉ tập trung vào việc cứu người và trục vớt khi xảy ra tai nạn hay thảm họa trên biển . Ngay cả khi công tác nầy chỉ là chức năng dân sự của lực lượng tuần duyên ở các quốc gia khác thì CRS vẫn không được nhập chung vào tuần duyên cùng với những cơ quan, cục, vụ khác trong quá trình cải cách vào 2013 mà Tuần Duyên trung Quốc được được thành lập như hiện nay. Điều nầy có lẽ do mục đích xâm chiến của các tàu tuần duyên Trung Quốc đối lập với nhiệm vụ nhân đạo của CRS. Tuy nhiên, các tàu CRS, kể cả tàu Nam Hải Cứu 115 đã từng được tàu tuần duyên tháp tùng trong quá khứ.

Theo thông báo tuyển người được đăng trên mạng của Bộ Giao Thông Vận Tải thì Cục cứu hộ biển Hoa Nam đã có 8 cơ sở đang hoạt động ở Sán Đầu, Thâm Quyền, Quảng Châu, Trạm Giang, Bắc Hải, Hải Khẩu, Tam Á và Tam Sa.

Cơ quan Dịch vụ Cứu hộ được tăng cường tuyên truyền mạnh mẽ qua bộ phim hành động “bom tấn” với tựa đề “ The rescue” (Giải cứu) được phát hành vào tháng 1. Bộ phim mô tả những trang thiết bị và cơ sở nổi bật được CRS Trung Quốc sử dụng, bao gồm các tàu cùng loại với Nam Hải Cứu 115. Đạo diễn của phim nầy là Dante Lam cũng chính là đạo diễn của phim hành động năm 2018 “ Operation Red Sea” (Chiến dịch Biển Đỏ); Phim nầy phô diễn các tàu bè và trang thiết bị hiện tại của lực lượng Hải chiến Giải phóng Quân Nhân Dân.

RFA Việt Ngữ

Bạn là người đầu tiên bình luận

Bình Luận

Thông tin Email của bạn sẽ được giữ bí mật.


*