BẮC KINH, ngày 20 tháng 1 (Reuters) – Các giới chức và thường dân Trung Cộng đang hy vọng nhưng căng thẳng khi Donald Trump trở lại Tòa Bạch Ốc, mong muốn tránh lặp lại cuộc chiến thương mại có ảnh hưởng xấu đã tạo thiệt hại giữa các siêu cường kinh tế trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông.
Phó chủ tịch Trung Cộng Han Zheng (Hàn Chính), trong các cuộc họp với Giám đốc điều hành (CEO) của Tesla là Elon Musk và các thành viên khác của cộng đồng doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Washington trước lễ nhậm chức của Trump, cho biết ông hy vọng các công ty Hoa Kỳ sẽ “bám rễ” tại Trung Cộng và giúp ổn định quan hệ song phương, hãng thông tấn chính thức Xinhua (Tân Hoa Xã) đưa tin.
Khi Trump còn là tổng thống lần trước, ông đã nâng thuế quan lên hơn 300 tỷ đô la hàng nhập cảng (nhập khẩu) từ Trung Cộng. Trong những tháng gần đây, ông vừa cho biết ông sẽ áp thêm thuế quan ít nhất 10% trên mức thuế đã áp dụng đối với hàng hóa của Trung Cộng, một hành động sẽ gây tổn hại cho Trung Cộng vào thời điểm nền kinh tế của họ đang gặp khó khăn để tìm chỗ đứng vững chắc.
Đồng thời, tổng thống đắc cử của Hoa Kỳ đã tạo nên một hành động có vẻ hòa giải từ việc mời Chủ tịch Trung Cộng Xi Jinping (Tập Cận Bình) tham dự lễ nhậm chức của ông vào thứ Hai. Xi (Tập) đã cử Han thay thế ông, một cử chỉ thiện chí vì Trung Cộng chỉ được đại diện bởi đại sứ của họ tại hai lễ nhậm chức tổng thống Hoa Kỳ trước đây.
Tại cuộc họp của họ vào Chủ Nhật, Han nói với Musk, người được bổ nhiệm bởi Trump để lãnh đạo một bộ phận nhằm tạo ra một chính phủ Hoa Kỳ hiệu quả hơn, rằng ông “hoan nghênh Tesla (TSLA.O), mở đầu chủ đề thảo luận mới và các công ty Hoa Kỳ khác” chia sẻ lợi ích về sự phát triển và đóng góp của Trung Cộng vào quan hệ Trung-Mỹ.
Cuộc họp của phó chủ tịch với các doanh nghiệp Hoa Kỳ được chủ toạ bởi FedEx (FDX.N), Giám đốc điều hành (CEO) Rajesh Subramaniam phía Hoa Kỳ mở đầu chủ đề thảo luận mới, và được bao gồm các người đứng đầu tám công ty Hoa Kỳ từ nhiều ngành công nghiệp bao gồm công nghệ, ngân hàng và tiếp vận (hậu cần), theo một giám đốc điều hành người Mỹ trong phòng, là người nói thêm rằng cuộc họp đã kéo dài quá thời gian được dành riêng cho nó và rất thân thiện.
“(Han Zheng) được coi là người hiểu được mối quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài, ông hiểu được nền kinh tế vì thời gian của ông ta ở Thượng Hải,” Michael Hart, chủ tịch Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Trung Cộng, nói với Reuters tại Bắc Kinh.
“Đó là một chiếc lá sung (fig leaf) đẹp, hay bất cứ điều gì bạn muốn gọi nó, vi vậy đó là điều tích cực.”
Xi (Tập) và Trump đã lạc quan sau khi nói chuyện qua điện thoại hôm thứ Sáu, với Trump gọi đó là “một điều rất tốt” và Tập cho biết cả hai ông và Trump đều hy vọng cho một sự khởi đầu tích cực cho quan hệ Hoa Kỳ-Trung Cộng.
Mao Ninh, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giáo Trung Cộng, đã đề cập đến “một điểm khởi đầu mới” trong quan hệ Trung Cộng-Hoa Kỳ tại một cuộc họp báo thường kỳ hôm thứ Hai.
Cổ phiếu ở đại lục Trung Cộng và Hồng Kông đã tăng hôm thứ Hai.
ĐÃ ĐƯỢC THẤY TRƯỚC ĐÂY
Nhưng với tất cả sự thân thiện đầy hứa hẹn giữa hai siêu cường, một cảm giác được nhìn thấy trước đây vẫn còn kéo dài trong số những người nhớ lại mối quan hệ xấu đi nhanh chóng như thế nào trong nhiệm kỳ đầu tiên của Trump.
“Từ giờ trở đi, cho đến khi tình hình trở nên rõ ràng hơn một chút, tất cả khách hàng Hoa Kỳ của chúng tôi đều phải trả trước,” Dominic Desmarais, chánh văn phòng giải pháp tại Lira Solutions, một công ty có trụ sở tại Suzhou (Tô Châu) kết nối các nhà sản xuất Trung Cộng với người mua ở nước ngoài về mọi thứ, từ đồ chơi đến đồ nội thất và sản phẩm làm bằng titanium (một kim loại bền, nhẹ và chống ăn mòn. Titan được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp, bao gồm hàng không vũ trụ, y tế và đồ trang sức).
“Nếu Donald Trump thực sự áp thuế 40% hoặc bất kỳ mức nào đối với các sản phẩm từ Trung Cộng nhập vào Hoa Kỳ, tôi không muốn bị mắc kẹt với hàng hóa được sản xuất đặc biệt cho các khách hàng riêng biệt biến mất ngay,” ông nói thêm.
“Điều đó đã xảy ra rất nhiều, bảy, tám năm trước, khi Donald Trump áp thuế 25% đối với 85% hàng hóa xuất khẩu từ Trung Cộng.”
Một cuộc chiến thương mại sẽ thấy Trung Cộng dễ bị tổn thương hơn nhiều so với lần đầu tiên Trump tăng thuế quan vào năm 2018, khi nước nầy cố gắng giải quyết cuộc khủng hoảng bất động sản nghiêm trọng, nợ chính quyền địa phương khổng lồ và tình trạng thất nghiệp ở lớp người trẻ 16%, trong số các thách thức khác.
Sự bấp bênh của tình hình Trung Cộng không hề mất đi trên các đường phố của thủ đô họ.
“Những gì tôi có thể thấy là nền kinh tế Trung Cộng hiện không mấy khả quan vào lúc nầy, do ảnh hưởng của của đại dịch, và (thực tế là) chính Trump là một người điên rồ, hoang dã (không giúp ích gì cho vấn đề của chúng tôi),” một cư dân Bắc Kinh họ Vương, 36 tuổi cho biết.
“Áp lực vẫn còn khá lớn (đối với chúng tôi).”
Ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại vừa qua tiếp tục được cảm nhận ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, nơi mà các công ty nước ngoài đang trì hoãn việc đầu tư và đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ bằng cách mang nhiều tiền hơn vào các thị trường thay thế lân cận, chẳng hạn như Việt Nam.
Christopher Yeo, giám đốc tài chính tại một công ty cơ sở hạ tầng kỹ thuật số (điện tử) do Singapore sở hữu tại Bắc Kinh, cho biết ông dự kiến các mối đe dọa về thuế quan của Trump sẽ tiếp tục kìm hãm đầu tư và tài trợ xuyên biên giới từ Hoa Kỳ và các quốc gia liên kết với phương Tây khác.
Nguồn tài trợ hiện tại của công ty ông là từ các cổ đông không phải từ Hoa Kỳ, và do đó, ông cho biết ông không mong đợi việc Trump trở lại Tòa Bạch Óc để ảnh hưởng đến cuộc sống của ông ở Trung Cộng.
“Nhưng tôi sẽ tưởng tượng rằng các nhà đầu tư của tổ chức Hoa Kỳ sẽ tiếp tục cắt giảm tình trạng ảnh hưởng vào Trung Cộng của họ,” ông nói.
“Cũng thường có một số công ty Hoa Kỳ đầu tư vào cơ sở hạ tầng của Trung Cộng – mà hiện nay thì không còn nữa.”
Báo cáo của Joe Cash, Josh Arslan, Casey Hall và Liz Lee; Biên tập bởi Christian Schmollinger, Stephen Coates và Raju Gopalakrishnan
Người dịch : FB Dat Huynh
Bình Luận